Ngủ đủ giấc là bao nhiêu tiếng? Tùy thuộc vào cơ thể mỗi người, thời lượng ngủ cần thiết có thể sẽ khác nhau. Trong bài viết này, treadmill – land sẽ giúp bạn xác định được thời gian ngủ hợp lý để đảm bảo sức khỏe và trạng thái tốt nhất sau mỗi giấc ngủ.
1. Ngủ đủ giấc là bao nhiêu tiếng?
Vào mỗi độ tuổi, 1 ngày ngủ bao nhiêu tiếng là đủ sẽ có sự thay đổi khác biệt ở các giai đoạn khác nhau. Theo các chuyên gia Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đưa ra nghiên cứu mới nhất gần đây về thời lượng ngủ đủ với từng mức tuổi sau:
Nhóm tuổi | Thời gian tốt nhất | Thời gian vừa đủ | Thời gian không tốt |
Trẻ sơ sinh từ 0 – 4 tháng | 14 – 17 giờ | 11 – 13 giờ | < 11 giờ
> 17 giờ |
Trẻ nhỏ từ 4 – 12 tháng tuổi | 12 – 15 giờ | 10 – 11 giờ | < 10 giờ
> 15 giờ |
Trẻ nhỏ từ 1 – 2 tuổi | 11 – 14 giờ | 9 – 10 giờ | < 9 giờ
> 14 giờ |
Trẻ từ 3 – 5 tuổi | 10 – 13 giờ | 8 – 9 giờ | < 8 giờ
> 13 giờ |
trẻ từ 6 – 13 tuổi | 9 – 11 giờ | 7 – 8 giờ | < 7 giờ
> 11 giờ |
Thanh thiếu niên từ 14 – 17 tuổi | 8 – 10 giờ | 6 – 8 giờ | < 6 giờ
> 10 giờ |
Người trưởng thành 18 – 55 tuổi | 7 – 9 giờ | 6 – 7 giờ | < 6 giờ
> 9 giờ |
Người cao tuổi từ 56 – 64 tuổi | 7 – 9 giờ | 6 – 7 giờ | < 6 giờ
> 9 giờ |
Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên | 7 – 8 giờ | 5 – 7 giờ | < 5 giờ
> 8 giờ |
Thông qua bảng phân tích trên vậy ngủ bao nhiêu tiếng là đủ? Thời gian ngủ của mỗi độ tuổi thường khác nhau, phụ thuộc và nhu cầu cần thiết cho cơ thể vào mỗi giai đoạn phát triển. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có nhu cầu ngủ nhiều hơn so với người trưởng thành vì đây là độ tuổi cần được nghỉ ngơi, năng lượng đủ để phát triển khỏe mạnh.
Ngủ 6 tiếng có đủ không? Ngủ 7 tiếng có đủ không? Câu trả lời là có thể nếu bạn từ 12 tuổi trở lên, lúc này các bộ phận của cơ thể đã phát triển gần như hoàn hảo, bạn có thể giảm thời gian ngủ của mình, miễn là cơ thể đủ năng lượng để hoạt động và duy trì tỉnh táo.
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng thời gian ngủ là một chỉ số trung bình và còn có thể khác nhau với từng người. Bạn nên dựa thêm các tiêu chí về hoạt động hàng ngày, tình trạng sức khỏe, môi trường sống để đưa ra câu trả lời cho vấn đề “Ngủ đủ giấc là bao nhiêu tiếng?”. Bạn nên đảm bảo cơ thể của chúng ta ngủ đủ giấc để luôn duy trì được trạng thái tích cực , năng suất và tỉnh táo.
2. Lợi ích của việc ngủ đủ giấc
Những lợi ích của giấc ngủ mang lại đã không còn quá xa lạ với chúng ta. Dưới đây là một số tác dụng vượt trội mà một giấc ngủ đủ mang đến cho chúng ta:
2.1. Tăng cường sức khỏe
Ngủ đủ giấc có tác dụng gì? Ngủ đủ giấc giúp cơ thể chúng ta phục hồi, tái tạo năng lượng sau một ngày làm việc mệt mỏi. Giấc ngủ cung cấp thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi, các tế bào hoạt động tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan.
2.2. Duy trì năng lượng tích cực
Ngủ đủ giấc là như thế nào? Khi ngủ đủ, cơ thể được nạp lại năng lượng, tỉnh táo, minh mẫn hơn và có năng lượng để hoạt động, làm việc hiệu quả suốt cả ngày. Nếu không ngủ đủ giấc, cơ thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải và không có hứng thú làm việc. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, công việc và chất lượng học tập của bạn.
2.3. Cải thiện tâm trạng
Khi chúng ta có được giấc ngủ chất lượng sẽ giúp cân bằng hệ thần kinh và cải thiện tâm trạng tích cực hơn. Bên cạnh những hiệu quả về tăng cường sức khỏe và tái tạo năng lượng, giấc ngủ còn giúp bạn giảm được căng thẳng lo âu và cải thiện tinh thần. Lúc này, chúng ta sẽ có thể lạc quan, tích cực, giúp cho chất lượng công việc ngày càng tốt hơn.
2.4. Tăng cường trí nhớ và sự tập trung
Ngủ đủ giấc là bao nhiêu tiếng? Khi cơ thể chúng ta ngủ đủ giấc sẽ giúp cải thiện khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ một cách hiệu quả. Nó ảnh hưởng đến khả năng học tập, ghi nhớ thông tin và tăng cường hiệu suất làm việc. Ngược lại, nếu chúng ta ngủ không đủ cơ thể sẽ trở nên uể oải, mất tập trung và thậm chí là suy giảm trí nhớ.
2.5. Hỗ trợ giảm cân
Đây là một lợi ích thú vị mà ít người biết của vấn đề “Ngủ đủ giấc là bao nhiêu tiếng?”. Giấc ngủ liên quan mật thiết đến quá trình giảm cân, khi ngủ không đủ, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone gây thèm ăn và làm tăng nguy cơ tích mỡ, tăng cân cho chúng ta. Ngược lại, khi ngủ đủ, cơ thể sẽ có được thời gian phục hồi, tăng năng lượng và giảm nguy cơ thèm ăn.
3. Nên ngủ lúc mấy giờ?
Theo đồng hồ sinh học của chúng ta cho thấy thời gian ngủ tốt nhất là từ 21 – 23 giờ, vì đây là khoảng thời gian hệ miễn dịch đang đào thải chất độc của cơ thể, do đó, tinh thần cần được thư giãn và thả lỏng vào thời điểm này. Vì thế, khi ngoài vấn đề “Ngủ đủ giấc là bao nhiêu tiếng?”, bạn còn cần chú ý nên ngủ vào lúc 21 – 23 giờ là tốt nhất cho cơ thể.
Từ 23 – 1 giờ sáng, lúc này than thải độc và loại bỏ các chất dư thừa ra khỏi cơ thể và đồng thời sử dụng chất dinh dưỡng còn lại để trao đổi chất. Vào thời điểm này chúng ta nên để cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi để đảm bảo được các hoạt động trao đổi chất của gan. Đặc biệt nếu bạn ngủ sau khoảng thời gian này cơ thể sẽ có nhiều ảnh hưởng xấu và dễ mắc nhiều bệnh lý.
Bên cạnh đó, chúng ta thời gian thức dậy tốt nhất cho sức khỏe là từ 5 – 7 giờ, lúc này cơ thể đang thực hiện các chức năng bài tiết các cặn bã, việc đi vệ sinh vào thời gian này sẽ giúp hệ tiêu hóa làm sạch tốt và giảm thiểu các độc tố vào cơ thể.
Như trên bài viết “Ngủ đủ giấc là bao nhiêu tiếng?” đã đề cập, một giấc ngủ ngon sẽ mang lại rất nhiều lợi ích quý giá cho chúng ta. Do đó, bạn nên sắp xếp thời gian một cách hợp lý để có thể ngủ đủ giấc, đúng giờ, giúp bổ sung các dưỡng chất và hỗ trợ cơ thể đào thải các chất độc hại một cách tốt nhất.